Tương
truyền, cơm cháy Ninh Bình được hình thành hơn 100 năm (từ cuối thế kỷ
19), do một chàng thanh niên người Ninh Bình tên là Hoàng Thăng học được
và phát triển từ một món ăn của người Hoa, sau đó mở rất nhiều tiệm ăn ở
Hà Nội lẫn Ninh Bình.
Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.
Từ đó món cơm cháy được lưu truyền, phát triển và trở thành một đặc sản của vùng đất Cố đô.
Để làm món cơm cháy thơm ngon, người Ninh Bình dùng gạo nếp hương, chọn hạt gạo tròn và trong để nấu. Khi nấu phải nấu bằng than củi và dùng nồi gang thì mới có miếng cơm cháy vàng thơm, vừa dẻo vừa ngon.
Cháy lấy ra từ nồi mang ra phơi từ hai đến ba nắng. Cơm cháy cần được bảo quản nơi kho ráo, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn thì mới mang ra chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi hay qua ngày thì cơm đều bị hôi dầu, ăn sẽ không ngon.
Ăn
cùng cơm cháy có thể là thịt bò, tim, cật lợn xào với các loại rau như
hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua… ăn đến đâu, chan lên miếng cơm
cháy đến đó. Miếng cơm kêu xèo xèo, bốc khói, toả ra mùi thơm. Khi ăn,
cơm giòn tơi, chứa nhiều hương vị của món ăn thập cẩm nóng sốt mà đậm
đà.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét